Thuốc cải thiện tình trạng mất ngủ: nên chọn như thế nào

Theo nhận định của các bác sĩ, mất ngủ dẫn tới ăn uống vô độ, tiểu đường, cao huyết áp, các vấn đề về tim, trầm cảm, suy giảm trí nhớ. Nếu thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ dưới 5 giờ mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ não tăng 45%.

Nguyên nhân gây mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ, có thể chia thành các nhóm sau:

Dinh dưỡng thiếu khoa học:
  •     Ăn uống không điều độ: dùng nhiều thức ăn dầu mỡ, thức ăn ngọt, đặc biệt là thói quen trước giờ ngủ còn ăn no sẽ khiến dạ dày phải hoạt động làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể gây ra mất ngủ.
  •     Thường xuyên dùng các chất kích thích chứa nhiều caffeine: Thông thường, hệ tiêu hoá cần từ 45 phút đến 1 tiếng để tiêu thụ hết caffeine. Sau đó caffeine sẽ lưu lại trong cơ thể khoảng vài giờ. Đó là lý do tại sao khi uống cà phê hoặc các chế phẩm có caffeine, người ta cảm thấy hưng phấn hơn, kéo dài đến vài tiếng đồng hồ. Vì thế, trước lúc ngủ không nên uống trà hoặc cà phê.
  •     Uống rượu bia: không ít người, đặc biệt là cánh mày râu sẽ bất ngờ vì nguyên nhân này bởi đa phần đều nghĩ “uống bia rượu sẽ dễ ngủ hơn”. TS.BS Nguyễn Xuân Cẩm Huyên (khoa y Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng, uống rượu bia nhiều sẽ gây rối loạn giấc ngủ, đặc biệt nếu uống nhiều rượu, bia trước lúc ngủ còn làm cho cơ vùng hầu họng bị nhão ra gây ngáy, có nguy cơ ngưng thở lúc ngủ. Trong những lúc ngưng thở người bệnh sẽ có nguy cơ bị đau tim, loạn nhịp tim, đột quỵ.
Sinh hoạt thiếu điều độ:
  •     Nghe nhạc quá lớn hoặc vận động quá nhiều trước lúc ngủ gây kích thích thần kinh hưng phấn… đều là các nguyên nhân góp phần gia tăng tình trạng mất ngủ. Vấn đề này đã được khuyến cáo từ lâu nhưng nhiều người vẫn mắc phải. Bởi sau một ngày lao động mệt mỏi, cơ thể cần được nghỉ ngơi. Nếu bạn vận động hoặc nghe nhạc với âm lượng lớn, tức là đánh thức lại cơ thể và như vậy sẽ gây ra mất ngủ.
  •     Ngủ trưa quá nhiều, thức đêm ngủ ngày, thường xuyên hút thuốc lá, cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ mất ngủ.
Stress, áp lực cuộc sống: Đây là nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến nhất hiện nay. Khảo sát mới đây của ngành y tế cho thấy, 80% số người đi khám tại các bệnh viện tâm thần trong nước có các chứng bệnh liên quan đến rối loạn giấc ngủ. GS-TS Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam, nhấn mạnh, rối loạn giấc ngủ ở người trưởng thành nhất là ở độ tuổi trung niên, đa phần là do căng thẳng về mặt tâm lý.

Stress và áp lực cuộc sống làm sản sinh ra nhiều gốc tự do

Tác nhân khác: Mất ngủ còn có thể do yếu tố ngoại cảnh: ánh sáng, tiếng ồn, ô nhiễm…; bệnh lý đa khoa như viêm khớp, tim mạch…; tác dụng phụ của thuốc gây ra do người dùng sử dụng thêm thuốc điều trị bệnh cảm lạnh thông thường, viêm mũi dị ứng, tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, thuốc tránh thai, hen suyễn và trầm cảm.

Gốc tự do –  “thủ phạm” sâu xa gây mất ngủ: Mất ngủ có nguyên nhân từ nhiều yếu tố nội và ngoại sinh, nhưng qua các nghiên cứu bằng phương pháp sinh học phân tử cho thấy, mất ngủ mãn tính được xem là stress kinh niên của cơ thể gây tổn thương não thông qua kích thích sản sinh quá mức các gốc tự do dưới tác động của căng thẳng, áp lực và quá trình trao đổi chất liên tục của cơ thể.

Các gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu, tạo điều kiện để các thành phần mỡ máu lắng đọng trên thành động mạch tạo thành mảng xơ vữa gây hẹp lòng động mạch. Từ đó, khiến dòng máu lưu thông chậm và cung lượng máu nuôi não không đảm bảo, gây nên thiếu máu não, dẫn tới rối loạn giấc ngủ. Song song đó, khi các gốc tự do tăng sinh sẽ tấn công trực tiếp vào các tế bào thần kinh gây tổn thương, gián đoạn chức năng dẫn truyền thần kinh khiến hoạt động của trung khu điều khiển giấc ngủ tại não gặp trục trặc gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

Biểu hiện của mất ngủ mạn tính (mất ngủ kinh niên)

Mất ngủ mạn tính được gọi là mất ngủ không thực tổn, được định đó là trạng thái không thoả mãn về số lượng và chất lượng giấc ngủ, tồn tại trong một thời gian dài.

Những dấu hiệu nhận biết mất ngủ mạn tính:
  •     Thời lượng ngủ giảm: người bị mất ngủ mạn tính chỉ ngủ được 3-4 giờ/ ngày, thậm chí có bệnh nhân thức trắng đêm.
  •     Khó đi vào giấc ngủ: nhiều người bệnh thường mất từ 30 phút đến 1 giờ 30 phút mới có thể ngủ được.
  •     Hay tỉnh giấc giữa chừng: không chỉ khó đi vào giấc ngủ, người bị mất ngủ mạn tính còn dễ thức giấc giữa đêm, theo thống kê họ sẽ thức giấc nhiều hơn 2 lần so với người ngủ tốt.
  •     Chất lượng giấc ngủ kém: người bệnh thường ngủ không sâu, cảm giác chập chờn, buổi sáng thường tỉnh dậy sớm và thấy mệt mỏi.
Mất ngủ mạn tính làm suy giảm chất lượng cuộc sống 

Có nên dùng thuốc an thần để điều trị mất ngủ?

Thuốc an thần để trị bệnh mất ngủ, trên thực tế chính là thuốc ngủ, chỉ là cách gọi khác đi để nhằm “an thần” người tiêu dùng. Lạm dụng thuốc an thần gây ngủ để điều trị mất ngủ mạn tính sẽ dẫn đến những giấc ngủ "cưỡng ép", từ đó gây ra nhiều vấn đề về thần kinh-tim mạch.

Cụ thể, những giấc ngủ “cưỡng ép” do thuốc an thần gây ra sẽ khiến người bệnh ngủ mê mệt, lúc thức dậy cảm thấy toàn thân rã rời, mệt mỏi. Thuốc an thần gây ngủ còn có thể ức chế trung tâm hô hấp gây chậm nhịp thở. Điều này rất nguy hiểm ở những người có bệnh phổi mạn tính hoặc người béo phì.

Thuốc an thần gây nhiều nguy hại cho sức khỏe người dùng

Khi vào cơ thể, các thuốc an thần đều được chuyển hóa và đào thải qua gan, thận nên nếu dùng kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng hai cơ quan này. Ngoài ra, thuốc an thần còn gây ra nhiều tác dụng phụ có hại như: lú lẫn, ảnh hưởng đến trí nhớ, nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi… Nhưng nguy hại nhất là gây nghiện giống như ma túy. Một khi đã "nghiện" thuốc, bạn rất khó bỏ nó, thiếu thuốc sẽ thấy nhức đầu, mệt mỏi rã rời, không thể tập trung.

Lưu ý nếu sử dụng thuốc an thần quá 4-6 tuần thì thuốc sẽ có tác dụng ngược. Thống kê tại Đức cho thấy, tỷ lệ đột quỵ não ở người quen dùng thuốc an thần cao gấp ba lần so với người không lệ thuộc thuốc.

Lựa chọn đúng phương pháp phòng và cải thiện mất ngủ

Không ít người bị mất ngủ mạn tính do không tìm hiểu kỹ đã chọn nhầm các thuốc ngủ mạnh, thuốc an thần gây hại sức khỏe. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng, Phó chủ tịch Hội Thần kinh học TPHCM, để tìm lại được giấc ngủ ngon, cần ngăn chặn từ gốc nguyên nhân gây nên mất ngủ do căng thẳng, stress làm tăng sinh và gia tăng hoạt động của các gốc tự do gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và mạch máu não.

Gần đây, nhờ sự tiến bộ của sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy hai hoạt chất sinh học thiên nhiên quý Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) được chứng minh có tác dụng ưu việt chống gốc tự do.

Bằng công nghệ chiết xuất hiện đại, hai hoạt chất này có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch máu; ngăn chặn và làm chậm sự hình thành mảng vữa xơ, huyết khối; giúp tăng cường vận chuyển oxy và dưỡng chất lên não giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ, ngủ không gián đoạn.

Đồng thời hai hoạt chất trong Blueberry còn kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể, khôi phục chức năng truyền dẫn thần kinh và đảm bảo hoạt động của trung khu thần kinh quản lý giấc ngủ tự nhiên. Từ đó cải thiện mất ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Gốc tự do sản sinh nhiều hình thành các mảng xơ vữa, cản trở lưu thông máu lên não

Bên cạnh sử dụng thuốc trị mất ngủ, theo các khuyến cáo khoa học, để hỗ trợ thuốc phát huy tốt hiệu quả, người bị mất ngủ mạn tính cần thay đổi lối sống, tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường vận động, hạn chế bị stress, căng thẳng, từng bước giảm thiểu các tác nhân ngoại cảnh làm sản sinh ra nhiều gốc tự do.

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét