Mất ngủ ở người trung niên và hướng điều trị

Bệnh mất ngủ là nỗi ám ảnh của rất nhiều người trong cuộc sống hiện đại, trong đó, gặp phổ biến nhất ở nhiều người tuổi trung niên, nhưng lại không được quan tâm khám và điều trị. Tình trạng mất ngủ lâu ngày không chỉ gây ra hàng loạt bệnh tật, làm gia tăng nguy cơ tử vong.

Cả đêm mất ngủ, cả ngày bất an

Thời gian ngủ thay đổi theo từng giai đoạn tuổi tác trong cuộc đời... Sự hiện diện thường xuyên của áp lực, stress và của một số bệnh lý ở tuổi trung niên dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ và khi càng mất ngủ, bệnh tật lại rồng rắn kéo đến.

  • Rối loạn tâm trạng, nhận thức và hoạt động sống hằng ngày: Đêm không ngon giấc, tỉnh dậy cơ thể vẫn cảm thấy mệt mỏi và lừ đừ như thiếu sức sống. Thiếu ngủ góp phần làm tăng sự lo lắng, trầm cảm, dễ bị kích động.
  • Teo não: Công bố gần đây trên Tạp chí Neuroscience của Mỹ cho thấy, mất ngủ kéo dài làm não mất đi 25% tế bào thần kinh. Những tổn thương não do mất ngủ rất khó hồi phục, thậm chí là không thể tái tạo, tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, Alzheimer.
  • Béo phì, tiểu đường: Rối loạn giấc ngủ ở người lớn khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra chậm, lượng đường trong máu gia tăng, nguy cơ mắc chứng đái tháo đường tuýp 2 và béo phì cao hơn bình thường.
  • Tim mạch: Chuyên gia về giấc ngủ, bác sĩ David White, Đại học Y khoa Harvard cho hay, người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm sẽ tăng rủi ro bị cơn suy tim (heart attack) tới 40% so với người ngủ 8 giờ.
  • Đột quỵ: Tiểu đường, béo phì, cao huyết áp và các vấn đề tim mạch do mất ngủ gây ra là tiền thân của yếu tố gây nguy cơ đột qụy. 
Mất ngủ vì đâu?

Ở tuổi 30 trở đi, chức năng cơ thể bắt đầu suy yếu cộng với các yếu tố về stress trong công việc, gia đình, xã hội khiến gốc tự do tăng sinh liên tục. Gốc tự do được xem là “chất độc” tấn công các cơ quan nội tạng trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Tại não, gốc tự do làm tổn hại thành mạch máu, hình thành nên xơ vữa và cục huyết khối làm hẹp động mạch, gây thiếu máu não, cản trở máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não. Tế bào não vì thế thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng tới cấu trúc của hệ thần kinh gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là chứng mất ngủ.

 

 Thiếu máu não do gốc tự do tấn công não là nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ

Cải thiện giấc ngủ ở tuổi tứ tuần

Có thể khẳng định, bệnh mất ngủ ở người trung niên như một quả bom nổ chậm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Không phải tự nhiên mà giấc ngủ sinh lý chiếm 1/3 thời gian của một ngày. Vai trò phục hồi năng lượng của giấc ngủ là quan trọng trọng nhất.

Theo Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Văn Thông - phó chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ Việt Nam, để trị chứng mất ngủ, phòng tránh bệnh tật và giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, cần thay đổi thói quen hàng ngày bằng những cách sau:
  •     Dinh dưỡng phù hợp với thể trạng: Tránh các thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ, nước uống đóng chai chứa nhiều đường, cồn, ga, cafein. Tăng cường rau xanh, trái cây và các món ăn chế biến từ cá. Không ăn nhiều trước giờ ngủ.
  •     Vận động thường xuyên: Đi bộ, bơi lội là môn thể thao tác động lên toàn bộ cơ thể, giúp ngủ ngon vào ban đêm.
  •     Thay đổi thói quen, lối sống: Tạo giờ thức – ngủ cố định, suy nghĩ lạc quan, giữ tâm lý thoải mái, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử. Dành thời gian đi du lịch, thăm họ hàng ở xa, gặp gỡ bạn bè cũng là cách để giảm áp lực trong cuộc sống
Nguồn www.otiv.com.vn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Bài viết liên quan
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét