Tuy nhiên, việc cấp cứu phải được tiến hành ở các cơ sở điều trị chuyên khoa có đủ trang thiết bị với các chuyên gia Thần kinh – Mạch máu có kinh nghiệm và những can thiệp này đòi hỏi trình độ tay nghề cao của bác sỹ, đồng thời rất tốn kém nên lượng bệnh nhân được can thiệp khá ít ỏi, không quá 50% trường hợp đột quỵ được áp ụng các phương pháp này. Mặt khác vẫn có thể xảy ra những tai biến y khoa nhất định.
Vì vậy, cách phòng ngừa tai biến mạch máu não sớm chính ngăn chặn hữu hiệu các nguy cơ gây bệnh.
Không tự ý điều trị đột quỵ
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và chảy máu não (vỡ mạch).
Đột quỵ não là hiện tượng thiếu máu lên não do mạch não bị tắc hoặc vỡ
Trong bệnh cảnh đột quỵ, các tế bào não nếu không được cung cấp đủ máu sẽ không hoạt động và chết sau vài phút. Vì vậy, khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, cần phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Bệnh nhân cần được điều trị khẩn cấp bởi các bác sĩ chuyên môn trong 3 giờ đầu tiên. Bệnh nhân cần có sự can thiệp kịp thời của y học hiện đại để bảo toàn tính mạng và giảm thiểu di chứng sau đột quỵ. Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của tai biến mạch máu não với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái… Nhiều trường hợp khi thấy người thân có dấu hiệu đột quỵ, người nhà liền lấy kim châm vào đầu 10 ngón tay rồi vào 2 dái tai để máu chảy ra. Những điều này là hoàn toàn sai lầm, khiến tình trạng bệnh nặng hơn và ảnh hưởng đến khoảng thời gian vàng có thể cứu chữa cho nạn nhân.
Một số sản phẩm được quảng cáo là thuốc chữa tai biến khẩn cấp tuy nhiên không được giới chuyên môn khuyến cáo do chưa có nghiên cứu nào khẳng định tính hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý cho nạn nhân uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc trị đột quỵ nào mà không có chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Khi phát hiện nạn nhân bị đột quỵ, người thân cần nhanh chóng sơ cứu bằng cách đảm bảo hô hấp tốt: thông thoáng, không có dị vật, không bị sặc, đặt bệnh nhân nằm cao đầu khoảng 30-40cm, nới lỏng quần áo, kiểm soát huyết áp. Đồng thời nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc cẩn thận di chuyển nạn nhân đến bệnh viện, hạn chế chấn động vùng đầu bệnh nhân.
Di chứng sau đột quỵ và nguy cơ tái phát
Do tính chất nguy hiểm, nên dù may mắn được cứu sống, người bệnh cũng gánh chịu những di chứng như: Yếu nhẹ hoặc liệt nửa người, giảm và mất cảm giác một bên cơ thể, nói năng khó khăn, khó nuốt hoặc nuốt sặc, giảm thị lực, rối loạn cảm xúc và thay đổi tâm trạng, trí nhớ suy giảm, thay đổi hành vi.
Đặc biệt, với những người đã bị đôt quỵ nguyên phát thì lại phải đối mặt với nguy cơ tái phát đột quỵ. Theo thống kê, cứ 3 người đã từng bị đột quỵ thì có 1 người bị tái phát, kéo theo tỷ lệ tử vong và di chứng tăng cao. Chính vì vậy, theo Phó Giáo sư, bác sĩ Vũ Anh Nhị - Phó chủ tịch hội Thần kinh học Việt Nam, phòng đột quỵ tiên phát là điều cần thiết nhưng phòng đột quỵ thứ phát xảy ra lại là yếu tố sống còn nhiều hơn bởi vì đột quỵ lần sau luôn nặng và khó điều trị hơn lần trước. Vì vậy, việc tối quan trọng là phòng bệnh từ sớm với việc ngăn chặn các nguy cơ tiền đột quỵ.
“Chiến lược” phòng tránh đột quỵ
Người cao tuổi, người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, béo phì hoặc có lối sống thiếu khoa học, căng thẳng - stress, mất ngủ, lạm dụng rượu bia, thuốc lá... đều thuộc nhóm đối tượng dễ bị đột quỵ. Theo một nghiên cứu, khả năng bị đột quỵ ở người tăng huyết áp cao gấp 4 - 6 lần bình thường. Đái tháo đường làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 3 lần.
Đột quỵ não chiếm tỷ lệ cao hơn cả ở người tăng huyết áp kèm xơ vữa động mạch vì khi lòng động mạch bị xơ vữa sẽ trở nên hẹp, cản trở lưu thông dòng máu. Khi mảng xơ vữa bong ra khỏi thành mạch sẽ gắn kết với các tế bào máu và các yếu tố khác hình thành các cục máu đông, có thể gây tắc nghẽn dòng chảy của máu. Lưu lượng máu đến não kém, giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng nuôi não. Đồng thời, mảng xơ vữa khiến thành mạch trở nên giòn, kém co giãn gây phình lớn, lâu dần sẽ khiến mạch máu ở não bị vỡ, dẫn đến đột quỵ.
Trong nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, các nhà khoa học xác định được là do gốc tự do, một độc chất sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và dưới tác động của các yếu tố bên ngoài. Gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu khiến thành mạch không còn trơn tru, tạo điều kiện thuận lợi xuất hiện các mảng xơ vữa.
Sự hình thành mảng xơ vữa và huyết khối do tác động của gốc tự do
Để phòng tránh đột quỵ, điều cần thiết là giảm thiểu tác động tiêu cực của gốc tự do. Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hoạt chất sinh học thiên nhiên Anthocyanin, Pterostilbene từ Blueberry (xuất xứ Bắc Mỹ) có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do. Hoạt chất này còn kích hoạt 2 loại men bảo vệ não giúp dọn dẹp các gốc tự do sản sinh trong quá trình trao đổi chất. Từ đó hạn chế hình thành mảng xơ vữa, khơi thông dòng máu lên não, tránh thiếu máu não và xuất huyết não, giúp ngăn chặn tình trạng đột quỵ hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần thay đổi thói quen sống, ăn uống khoa học, suy nghĩ tích cực, thoải mái, giải tỏa căng thẳng, stress, tập luyện hợp lý, kiểm tra sức khỏe định kỳ để điều trị các bệnh mãn tính.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét