Chóng mặt là một triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi (NCT) có tỉ lệ cao hơn và nguy hiểm hơn. Vì vậy, NCT không nên chủ quan.
Những nguyên nhân
Nguyên nhân thường gặp nhất trong chóng mặt ở người cao tuổi (NCT) là ảnh hưởng của tiền đình. Tiền đình là vùng nằm sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, điều hòa, phối hợp cử động mắt, đầu, phản xạ các cơ và vận động thân mình nói chung. Vì vậy, khi tiền đình bị ảnh hưởng do bất kỳ một nguyên nhân nào cũng có thể sẽ gây rối loạn thăng bằng, rung giật nhãn cầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn thực sự và được gọi là rối loạn tiền đình. Nguyên nhân tổn thương tiền đình có thể do nhiễm khuẩn gây viêm tiền đình. Bên cạnh đó, nguyên nhân do những tổn thương (chấn thương vùng đầu, viêm mê đạo của vùng ốc tai hoặc chấn thương gây vỡ xương đá), do tắc mạch máu não vùng sau cổ (tắc, hẹp) hoặc do hội chứng Menière đều có gây triệu chứng chóng mặt (hội chứng Menière gồm có chóng mặt, ù tai, giảm thính lực).
Một nguyên nhân gặp khá nhiều gây chóng mặt ở NCT là rối loạn vận mạch do hệ thống mạch máu (động mạch cung cấp máu cho vùng tiểu não bị ảnh hưởng hoặc do lượng máu đến ít đi do thoái hóa cột sống cổ hoặc mạch máu bị tắc, nghẽn do xơ vữa động mạch đối với động mạch cột sống thân nền).
Nguyên nhân của xơ vữa thành động mạch thì có nhiều nhưng do tăng mỡ trong máu, đặc biệt là tăng cholesterol, trong đó tăng cholesterol xấu (LDC-cholesterol) là đáng chú ý hơn cả, bởi vì có nguy cơ làm xơ vữa động mạch. Khi động mạch bị xơ vữa thì lòng động mạch bị hẹp lại làm cho lượng máu đi qua khó khăn gây hạn chế lưu thông máu đến não, nhất là động mạch thân nền gây thiếu máu tiền đình. Các loại u não cũng gây nên chóng mặt, buồn nôn như: u não, u tiểu não, u dây thần kinh số VIII. Chóng mặt ở NCT cũng có thể gặp do ngộ độc thực phẩm bởi hóa chất hoặc bởi vi khuẩn (vi khuẩn gây ngộ độc thịt có độc lực mạnh và tác động chủ yếu vào hệ thần kinh trung ương như Clostridium butulinum hoặc S. aureus). Ngoài ra, chóng mặt có thể gặp ở NCT bị tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp do các nguyên nhân khác nhau (mất máu, mất nước, mất chất điện giải, hạ đường huyết…) hoặc rối loạn tuần hoàn não.
Nguyên nhân thường gặp nhất trong chóng mặt ở người cao tuổi (NCT) là ảnh hưởng của tiền đình. Tiền đình là vùng nằm sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, điều hòa, phối hợp cử động mắt, đầu, phản xạ các cơ và vận động thân mình nói chung. Vì vậy, khi tiền đình bị ảnh hưởng do bất kỳ một nguyên nhân nào cũng có thể sẽ gây rối loạn thăng bằng, rung giật nhãn cầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn thực sự và được gọi là rối loạn tiền đình. Nguyên nhân tổn thương tiền đình có thể do nhiễm khuẩn gây viêm tiền đình. Bên cạnh đó, nguyên nhân do những tổn thương (chấn thương vùng đầu, viêm mê đạo của vùng ốc tai hoặc chấn thương gây vỡ xương đá), do tắc mạch máu não vùng sau cổ (tắc, hẹp) hoặc do hội chứng Menière đều có gây triệu chứng chóng mặt (hội chứng Menière gồm có chóng mặt, ù tai, giảm thính lực).
Một nguyên nhân gặp khá nhiều gây chóng mặt ở NCT là rối loạn vận mạch do hệ thống mạch máu (động mạch cung cấp máu cho vùng tiểu não bị ảnh hưởng hoặc do lượng máu đến ít đi do thoái hóa cột sống cổ hoặc mạch máu bị tắc, nghẽn do xơ vữa động mạch đối với động mạch cột sống thân nền).
Nguyên nhân của xơ vữa thành động mạch thì có nhiều nhưng do tăng mỡ trong máu, đặc biệt là tăng cholesterol, trong đó tăng cholesterol xấu (LDC-cholesterol) là đáng chú ý hơn cả, bởi vì có nguy cơ làm xơ vữa động mạch. Khi động mạch bị xơ vữa thì lòng động mạch bị hẹp lại làm cho lượng máu đi qua khó khăn gây hạn chế lưu thông máu đến não, nhất là động mạch thân nền gây thiếu máu tiền đình. Các loại u não cũng gây nên chóng mặt, buồn nôn như: u não, u tiểu não, u dây thần kinh số VIII. Chóng mặt ở NCT cũng có thể gặp do ngộ độc thực phẩm bởi hóa chất hoặc bởi vi khuẩn (vi khuẩn gây ngộ độc thịt có độc lực mạnh và tác động chủ yếu vào hệ thần kinh trung ương như Clostridium butulinum hoặc S. aureus). Ngoài ra, chóng mặt có thể gặp ở NCT bị tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp do các nguyên nhân khác nhau (mất máu, mất nước, mất chất điện giải, hạ đường huyết…) hoặc rối loạn tuần hoàn não.
Biểu hiện chóng mặt
Chóng mặt là một triệu chứng thường có kèm theo một số triệu chứng khác như: hoa mắt, ù tai, buồn nôn hoặc nôn gây rất khó chịu cho người bệnh và rất dễ tái phát. Chóng mặt ở NCT có thể biểu hiện ở nhiều tư thế khác nhau nhưng hay gặp nhất là khi đang nằm xuất hiện chóng mặt, đặc biệt là khi thay đối tư thế (đang nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng trái hoặc nghiêng phải). Chóng mặt thường xảy ra lúc nửa đêm, gần sáng, khi tỉnh dậy không ngồi lên được do hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và có thể nôn. Người lảo đảo, choáng váng, mất thăng bằng nếu cố dậy để đi có thể bị ngã hoặc dúi dụi xuống đất, có trường hợp bị sang chấn làm gãy xương (lồng ngực, khung chậu, chân, tay). Các triệu chứng này làm cho người bệnh rất khó chịu đặc biệt là khi người bệnh thay đổi tư thế. Chứng chóng mặt ở NCT, nếu nhẹ thì thoáng qua, nếu nặng thì không thể thay đổi tư thế được và nôn nhiều.
Trong trường hợp NCT chóng mặt do rối loạn tuần hoàn não (thiếu máu não) thì người bệnh còn có đau đầu, đôi khi đau đầu dữ dội, liên tục (tỉ lệ đau đầu trong trường hợp này chiếm tới 90%).
Nguyên tắc phòng và điều trị
Khi bị chóng mặt dù chỉ mới thoáng qua cũng nên đi khám bệnh để được bác sĩ xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh, trên cơ sở đó sẽ được điều trị, nhất thiết không được chủ quan. Nếu NCT sức yếu, giảm trí nhớ thì rất cần có người nhà đi cùng để được bác sĩ tư vấn và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc và phòng bệnh. Nên lưu ý là chứng chóng mặt ở NCT hay tái phát do các nguyên nhân phức tạp và phải chữa trị lâu dài. Vì vậy, NCT không chủ quan, không bỏ thuốc điều trị. Hơn nữa, ngoài các loại thuốc dùng chữa triệu chứng chóng mặt, còn được dùng thuốc điều trị nguyên nhân. Do đó, việc sử dụng thuốc phải thường xuyên, tuy nhiên, dùng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu phải do thầy thuốc chỉ định và cần dùng đủ liều, liên tục không được dùng ngắt quãng.
Ngoài việc dùng thuốc, cần tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng nhưng đúng động tác. Tùy theo nguyên nhân gây chóng mặt, bác sĩ sẽ có tư vấn phương pháp vận động cơ thể khác nhau cho phù hợp với từng người và chế độ ăn, uống hợp lý tránh bệnh tăng lên hoặc tái phát. NCT nên khám bệnh định kỳ để được bác sĩ theo dõi bệnh một cách liên tục, có hệ thống .
Chóng mặt là một triệu chứng thường có kèm theo một số triệu chứng khác như: hoa mắt, ù tai, buồn nôn hoặc nôn gây rất khó chịu cho người bệnh và rất dễ tái phát. Chóng mặt ở NCT có thể biểu hiện ở nhiều tư thế khác nhau nhưng hay gặp nhất là khi đang nằm xuất hiện chóng mặt, đặc biệt là khi thay đối tư thế (đang nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng trái hoặc nghiêng phải). Chóng mặt thường xảy ra lúc nửa đêm, gần sáng, khi tỉnh dậy không ngồi lên được do hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và có thể nôn. Người lảo đảo, choáng váng, mất thăng bằng nếu cố dậy để đi có thể bị ngã hoặc dúi dụi xuống đất, có trường hợp bị sang chấn làm gãy xương (lồng ngực, khung chậu, chân, tay). Các triệu chứng này làm cho người bệnh rất khó chịu đặc biệt là khi người bệnh thay đổi tư thế. Chứng chóng mặt ở NCT, nếu nhẹ thì thoáng qua, nếu nặng thì không thể thay đổi tư thế được và nôn nhiều.
Trong trường hợp NCT chóng mặt do rối loạn tuần hoàn não (thiếu máu não) thì người bệnh còn có đau đầu, đôi khi đau đầu dữ dội, liên tục (tỉ lệ đau đầu trong trường hợp này chiếm tới 90%).
Nguyên tắc phòng và điều trị
Khi bị chóng mặt dù chỉ mới thoáng qua cũng nên đi khám bệnh để được bác sĩ xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh, trên cơ sở đó sẽ được điều trị, nhất thiết không được chủ quan. Nếu NCT sức yếu, giảm trí nhớ thì rất cần có người nhà đi cùng để được bác sĩ tư vấn và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc và phòng bệnh. Nên lưu ý là chứng chóng mặt ở NCT hay tái phát do các nguyên nhân phức tạp và phải chữa trị lâu dài. Vì vậy, NCT không chủ quan, không bỏ thuốc điều trị. Hơn nữa, ngoài các loại thuốc dùng chữa triệu chứng chóng mặt, còn được dùng thuốc điều trị nguyên nhân. Do đó, việc sử dụng thuốc phải thường xuyên, tuy nhiên, dùng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu phải do thầy thuốc chỉ định và cần dùng đủ liều, liên tục không được dùng ngắt quãng.
Ngoài việc dùng thuốc, cần tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng nhưng đúng động tác. Tùy theo nguyên nhân gây chóng mặt, bác sĩ sẽ có tư vấn phương pháp vận động cơ thể khác nhau cho phù hợp với từng người và chế độ ăn, uống hợp lý tránh bệnh tăng lên hoặc tái phát. NCT nên khám bệnh định kỳ để được bác sĩ theo dõi bệnh một cách liên tục, có hệ thống .
PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU
Theo Sức Khỏe Đời Sống
0 nhận xét:
Đăng nhận xét